Bài toán hiệu quả luôn là vấn đề quan trọng cho bất kỳ một hoạt động, lĩnh vực kinh doanh nào. Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh ngày nay với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp luôn phải đối diện với vấn đề chi phí và đầu tư sao cho hợp lý. Và một trong những yếu tố tác động tới chi phí của doanh nghiệp lại xuất phát từ hoạt động thu mua hàng hóa. Chính vì vậy việc nâng cao công tác quản trị mua hàng hóa chính là một biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong công việc.
Đối với các dự án xây dựng thì vấn đề thu mua vật tư/hàng hóa để phục vụ cho công tác thi công, xây dựng lại càng trở nên quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư, chất lượng thi công xây dựng, an toàn trong xây dựng và tiến độ để hoàn thành dự án,..
Các nhà quản lý dự án thường đau đầu rất nhiều trong việc lên kế hoạch thu mua vật tư/hàng hóa với số lượng ra sao cho hợp lý? Lựa chọn nhà cung cấp nào? Quản lý và điều phối các vật tư/thiết bị tới các công trình sao cho phù hợp nhất, tránh lãng phí và tận dụng tối đa công suất?,…
Việc lập kế hoạch thu mua vật tư trong xây dựng nhằm phục vụ cho đảm bảo đủ số lượng vật tư sử dụng cho công trình.Tuy nhiên, do đặc thù trong dự án xây dựng các vật tư, thiết bị, tài sản thường là những loại hàng hóa sử dụng lâu năm nên việc lên kế hoạch mua mới thường không chiếm tỷ trọng nhiều.
Quản trị mua hàng trong dự án xây dựng có ý nghĩa trong phân tích kế hoạch vật tư cho công trình thường xác định xem có phải mua mới vật tư không? Mua với số lượng bao nhiêu? Số lượng vật tư cũ đáp ứng được cho công trình mới là bao nhiêu? làm sao sử dụng tối đa công suất của các thiết bị/tài sản tránh hao mòn do thời gian không được sử dụng kéo dài; vấn đề luân chuyển các thiết bị/tài sản tới các kho công trình sao cho nhịp nhàng, không bị chồng chéo giữa các cá nhân, các đội thi công. Đặc biệt các kho công trình xây dựng thường được phân bố rộng rãi ở nhiều vị trí cách xa nhau, việc theo dõi và quản lý để điều động kịp thời các tài sản/thiết bị thường là vấn đề khó khăn của các nhà quản trị dự án.
Các tính năng hữu ích mà Phần mềm quản lý sẽ mang lại:
1. Kế hoạch vật tư/hàng hóa 2. Yêu cầu hàng hóa/vật tư
3. Phân tích kho 4. Lệnh điều chuyển
5. Lệnh xuất kho 6. Yêu cầu báo giá NCC
7. Báo giá nhà cung cấp 8. Tra cứu giá hàng hóa
9. Danh mục nhóm hàng hóa 10. Hợp đồng cung cấp vật tư
11. Hợp đồng mua thiết bị 12. Hợp đồng thuê thiết bị
13. Hợp đồng thuê vận chuyển 14. Hợp đồng bán vật tư
15. Nghiệm thu hợp đồng 16. Hồ sơ thanh toán
17. Thu/chi 18. Đối trừ công nợ
19. Theo dõi công nợ phải thu 20. Theo dõi công nợ phải trả
21. Danh mục nhà cung cấp 22. Danh mục khách hàng
23. Hạn mức tín dụng được cấp 24. Cảnh báo hạn mức tín dụng
25. Danh mục khách hàng 26. Hạn mức tín dụng cấp
27. Đánh giá nhà cung cấp 28. Theo dõi tiến độ giao hàng